Những điều cần lưu ý về độ dày lớp sơn tĩnh điện

tiêu chuẩn về độ dày sơn tĩnh điện

Độ dày của lớp sơn tĩnh điện có thể ảnh hưởng đến khả năng chống va đập, tính linh hoạt, độ cứng, độ che phủ, chống sứt mẻ, chống thời tiết, chống phun muối và mức độ bền của ứng dụng. Do đó quý khách hàng nên lưu ý về vấn đề này khi lựa chọn phun sơn tĩnh điện để tránh gặp những lỗi trong tương lai.

Để quý khách có cái nhìn tổng thế hơn, DHA COATING xin cung cấp tới bạn đọc một số thông tin về tiêu chuẩn quốc tế, đơn vị đo lường, thiết bị đo bề dày cũng như tại sao bạn nên tính toán độ dày của lớp sơn.

1/ Đơn vị đo lường:

Tiêu chuẩn chung để đo độ dày của bột sơn là mil, trong đó 1 mil bằng một phần nghìn inch (1/1000”). Vì thế, nếu bên sản xuất quy định độ dày là 2 đến 5 mils, thì độ dày xong khi đóng rắn phải nằm trong khoảng 0,002 đến 0,005 inch.

Đơn vị đo hệ mét được gọi là micromet, trong đó 25,4 micromet tương đương với 1 mil. Người gia công phải phun bột thật đều và phù hợp với bảng dữ liệu  sản phẩm.

Độ dày màng tiêu chuẩn cho một lớp sơn tĩnh điện tiêu chuẩn cho các thợ cơ khí tối ưu là từ 60 đến 80 micro (~ 2-3 mils).

2/ Tiêu chuẩn quốc tế về độ dày sơn tĩnh điện.

Gần đây, Ủy ban quốc tế ASTM D01 về Sơn và các chất phủ, vật liệu và ứng dụng liên quan đã tiến hành phát triển một tiêu chuẩn riêng cho độ dày sơn, D 7378, thuộc thẩm quyền của Tiểu ban D01.51 về Sơn tĩnh điện.

David Beamish, một thành viên của Ủy ban D01 chia sẻ rằng tình trạng của lớp sơn hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến nhiều đặc tính vật lý và vẻ ngoài của sản phẩm. Những tiêu chí về màu sắc, độ bóng, cấu hình bề mặt, độ bám dính, tính linh hoạt, khả năng chống va đập, độ cứng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Ông cũng đề cập rằng tiêu chuẩn này giúp các hệ thống ứng dụng thiết lập và điều chỉnh hợp lý trước khi xử lý, tránh việc phun bột sơn quá nhiều.

  DAVID BEAMISH (1955 – 2019), cựu Chủ tịch Tập đoàn DeFelsko.

Ông Beamish lưu ý rằng các dự đoán chính xác giúp tránh hiện tượng bong tróc và việc sơn lại, ảnh hướng tới vấn đề kinh tế.

Tiêu chuẩn đã đề cập đến 3 phương pháp sau: tác động lực mạnh, từ tính hoặc dò bằng sóng siêu âm. Hai cách A (tác động lực mạnh) và B (từ tính) để dùng đo độ dày trước khi đóng cứng và tạo khuôn, trong khi cách C (dò bằng sóng siêu âm) đưa ra các giá trị dự đoán dựa trên hiệu chuẩn của các loại sơn bột.

3/ Lý do nên đo độ dày của bề mặt sơn.

Độ dày của lớp sơn tĩnh điện có thể ảnh hưởng đến khả năng chống va đập, tính linh hoạt, độ cứng, độ che phủ, chống sứt mẻ, chống thời tiết, chống phun muối và mức độ bền của ứng dụng. 

Thường các sản xuất cung cấp một bảng các thông số kỹ thuật sản xuất cho sơn tĩnh điện. Máy sơn tĩnh điện sẽ áp dụng lớp phủ đồng đều đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong bảng. Người thợ sơn sẽ áp dụng các phép đo chiều dày của lớp sơn, qua đó điều chỉnh cho phù hợp với thông số yêu cầu.

Quan trọng hơn, các lớp phủ được dự kiến thiết kế để thực hiện chức năng tốt nhất ​​khi được áp dụng trong phạm vi độ dày hẹp do phía sản xuất quy định. Điều này nhằm đảm bảo tối ưu hóa sản phẩm khi sản xuất. Chiều dày ảnh hưởng rất nhiều đặc tính của lớp phủ như đã nêu ở trên. 

Các mảnh được lắp ráp sau khi phủ có thể bị ảnh hưởng do độ dày của màng sơn, khiến chúng không vừa với nhau nữa . Do đó, các lớp phủ phải được gia công kỹ càng như trong các thông số kỹ thuật về độ dày màng tối thiểu.

Tiêu chuẩn D 7378 nêu trên đã mang lại nhiều lợi ích cho các ngành công nghiệp sử dụng bột sơn:

  • Ngành công nghiệp ô tô sử dụng sơn tĩnh điện trên bánh xe, vành, viền trang trí, nhiều bộ phận động cơ.
  • Các kiến trúc dùng sơn tĩnh điện trên các tòa nhà mang lại lớp hoàn thiện cao cấp và bền bỉ, chắc chắn hơn.
  • Các sản phẩm hàng ngày như gậy đánh gôn, giá đỡ, máy cắt cỏ, dụng cụ làm vườn và đồ chơi bằng kim loại được hưởng lợi kinh tế lâu dài.

4/ Cách đo bề dày của sơn.

Độ dày lớp phủ là một biến số quan trọng đóng vai trò trong chất lượng sản phẩm, kiểm soát quá trình và tính toán chi phí. Việc đo độ dày màng sơn có thể được thực hiện bằng nhiều dụng cụ khác nhau. Có hiểu biết về các thiết bị cũng như cách sử dụng nó sẽ rất hữu ích cho mọi hoạt động trong qua trình sơn phủ.

Dưới đây là một số thiết bị được sử dụng rộng rãi trong xưởng sơn.

a/ Máy đo độ dày lớp sơn phủ bề mặt.

Máy đo độ dày sơn khô

b/ Thước đo độ dày.

d/ Máy đo độ dày bằng siêu âm.

e/ Đồng Hồ Đo Độ Dày Đồng Hồ Đo Bút Thử Micromet.

Qua bài viết này, nếu các bạn hứng thú với dịch vụ gia công sơn tĩnh điện, vui lòng bấm vào link dưới đây để tham khảo: https://sontinhdiendha.vn/gia-cong-son-tinh-dien/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *